Cây vạn lộc là một loài cây phong thủy, cây cảnh quen thuộc với mọi người. Cây được trồng rất nhiều tại bàn làm việc hoặc trong phòng khách, ban công, sân vườn trong mỗi gia đình.

Cây vạn lộc được ưa chuộng bởi nó rất dễ trồng và không cần chăm sóc nhiều. Hơn thế nữa nó có ý nghĩa phong thủy rất tốt mang đến may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Bạn đang có ý định trồng cây vạn lộc nhưng không biết cây vạn lộc hợp mệnh nào, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc như thế nào? Hãy cùng cửa hàng hoa tươi quận Gò Vấp - Giao Hoa Tận Nơi giải đáp qua bài viết Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc" nhé!

Cây vạn lộc là gì?

 

Cây vạn lộc là gì?

Cây vạn lộc thường được gọi là cây thiên phú, loài cây này có tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink. Cây là thực vật một lá mầm thuộc họ Ráy, nó có nguồn gốc từ Thái Lan, Indonesia, hiện cây được nhân giống và trồng tại rất nhiều nước Châu Á.

Vạn lộc thuộc dạng cây thân thảo, lá cây có 2 dạng là đỏ và ít đỏ. Lá non thường có màu hồng nhạt và đậm dần lên. Hoa có màu trắng dạng thuôn dài giống ngón tay út và được bọc xung bằng một lớp lá mỏng. Cây có rễ chùm nến cây dễ trồng và chăm sóc, có thể trồng trên đất hoặc trồng thủy sinh.

Cây vạn lộc có kích thước nhỏ, ngoại hình đẹp, màu lá đỏ ấn tượng, do đó cây thường được trồng trong chậu sứ hoặc trồng thủy sinh trong chậu thủy tinh để làm cây để bàn, cây cảnh. 

Công dụng và ý nghĩa của cây vạn lộc

Công dụng và ý nghĩa của cây vạn lộc

Cây vạn lộc được trồng rất nhiều, nó được chọn để trang trí, gia tăng tính thẩm mỹ, và mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho văn phòng làm việc, phòng khách, ban công nhà bạn. Dưới đây mời các bạn cùng Giao Hoa Tận Nơi tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc.

Công dụng

Cây vạn lộc với ngoại hình bắt mắt sẽ giúp trang trí, gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng khách, ban công ngôi nhà hoặc cây để bàn làm việc.

Loài cây này có tác dụng lọc khói bụi, hấp thụ các chất độc hại dễ bay hơi, hấp thụ CO2 trong không khí. Từ đó giúp mang lại bầu không khí trong lành, sạch sẽ cho bạn. Ngoài ra cây còn giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Ý nghĩa phong thủy

Về ý nghĩa phong thủy, cây vạn lộc đúng như tên gọi của mình, vạn nghĩa là nhiều, lộc có nghĩa là phúc lộc, vạn lộc là mang đến nhiều phúc lộc, tài lộc và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra cây còn được cho là sẽ giúp trừ tà, nâng cao sức sống cho gia đình.

Lá cây vạn lộc có màu đỏ, màu sử sự may mắn và những điều tốt lành. Do đó cây thường được trồng với mong muốn gia chủ sẽ gặp được nhiều may mắn, thuận lợi và hạn chế gặp phải các điều xui rủi trong công việc và cuộc sống.

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Cây vạn lộc có màu đỏ, màu sắc đặc trưng của mệnh Hỏa. Chính vì vậy cây thích hợp để làm cây phong thủy cho những người thuộc mệnh Hỏa và mệnh Thổ:

- Người mệnh Hỏa: Cây vạn lộc rất hợp với người mệnh Hỏa, bởi cây có lá màu đỏ giống với màu của lửa. Do đó gia chủ mệnh Hỏa trồng cây vạn lộc sẽ gặp được nhiều may mắn, tài lộc. Người mệnh Hỏa năng động, bốc đồng, ưa mạo hiểm nên khi trồng cây vạn lộc nên chú ý chọn những chậu cây có màu lạnh như xanh, trắng để làm dịu bớt và giúp ổn định số mệnh hơn.

- Người mệnh Thổ: Theo quan hệ tương sinh Hỏa sinh Thổ nên người mệnh Thổ trồng cây vạn lộc cũng rất phù hợp. Nó sẽ giúp gia chủ đoán tài lộc.

Ngoài ra đối với người mệnh Thủy bạn cũng có thể trồng cây vạn lộc bằng cách thủy sinh để hỗ trợ mang đến may mắn cho gia đình.

Cách trồng cây vạn lộc

Cách trồng cây vạn lộc

Cây vạn lộc thuộc họ ráy có rễ chùm nên cây sinh trưởng, phát triển mạnh, rất dễ sống. Cây có khả năng tích nước ở thân và lá nên bạn không cần phải chăm sóc nhiều. Cây có thể trồng trên đất hoặc trồng thủy sinh đều được.

Trồng trên đất

Khi trồng trên đất bạn nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, đảm bảo thoáng khí. Bạn có thể trộn thêm than bùn, mùn, trấu, cát, đất để đất tăng dinh dưỡng và tơi xốp hơn, giúp cây phát triển tốt nhất.

Trường hợp bạn trồng cây trong chậu thì nên chọn chậu có độ cao tối thiểu là gấp đôi chiều dài của rễ và độ rộng gần bằng tán cây để giúp cây có đủ không gian phát triển.Tránh chọn chậu quá nhỏ ảnh hướng đến sự phát triển của cây. Bên cạnh đó khi chọn chậu bạn nên căn cứ vào tuổi, mệnh của mình để chọn màu sắc cho phù hợp.

Trồng thủy sinh

Khi trồng cây thủy sinh, sau khi lấy cây ra khỏi đất bạn cần phải rửa sạch đất, cát bám trên rễ cây một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương rễ cây. Kế đến bạn cần rửa sạch phần thân, lá cây và cắt tỉa các phần lá bị hỏng đi. Bạn nên để cho cây ráo nước trước khi cho bạn chậu trồng thủy sinh để tránh cây bị hỏng. Tiếp theo bạn sử dụng sỏi trắng để cố định rễ cây và trang trí làm đẹp cho cây. 

Cách chăm sóc

Cách chăm sóc

Cây vạn lộc rất dễ sống, bạn không cần phải chăm sóc nhiều. Khi trồng cây bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Ánh sáng: Cây vạn lộc ưa bóng râm, do đó bạn không để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên đặt cây ở cạnh cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng hắt vào. Tránh đặt cây dưới nắng gay gắt từ 11-14h hoặc đặt cạnh cửa kính để cây không bị cháy lá. Cây thích ánh sáng nhẹ nhàng vào buổi sáng sớm hoặc vào chiều muộn.

- Đất: Cây vạn lộc sinh trưởng tốt trong môi trường đất nhiều mùn, thoáng, đảm ảo cây thoáng khí, không bị úng nước.

- Nước: Thường xuyên tưới nước cho cây, tưới nước 1-2 lần / tuần, không tưới nước lên lá và không để đất ẩm lâu ngày. Khi đất khô thì mới nên tưới tiếp. Đối với cây trồng thủy sinh bạn cần phải chú ý thay nước cho cây định kỳ 1 lần / tuần, thay nước khi thấy nước bị chuyển màu, cần thêm dung dịch dinh dưỡng vào nước để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây thường gặp phải các bệnh về vi khuẩn, nấm và thường bị sâu hại tấn công. Do đó khi trồng bạn cần chú ý thường xuyên bắt sâu và loại bỏ những cành lá bị bệnh trước khi chúng lây lan ra cả cây.

Trên đây chuyên mục Bài viết Giao Hoa Tận Nơi đã chia sẻ đến các bạn chi tiết về Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn.

GIAO HOA TÂN NƠI  - Prestige and quality commission

Contact for more information and other similar products:

Hotline: 0938 780 001 - 0938 176 167

Website:https://giaohoatannoi247.com/

Facebook: https://www.facebook.com/giaohoatannoi/