Cây lưỡi hổ là cây cảnh trang trí trong nhà, cây để bàn làm việc và là cây phong thủy mang lại may mắn cho gia đình bạn. Loài cây này được trồng rất phổ biến tại Việt Nam và các nước châu Á.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loài cây lưỡi hổ này. Chính vì vậy trong bài viết này Cửa hàng hoa tươi Tuyên Quang - Giao Hoa Tận Nơi sẽ chia sẻ đến bạn Công dụng, ý nghĩa và cách trồng cây lưỡi hổ. Mời các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Cây lưỡi hổ là cây gì?

Cây lưỡi hổ là cây gì?


Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp, vĩ hổ, hổ vĩ, hổ thiệt. Cây có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, cây thuộc họ Măng Tây, có chiều cao trung bình từ 50 - 60cm.
Thân cây lưỡi hổ dạng dẹt, mọng nước, lá nhọn, thân rất mềm. Lá cây có màu xanh lá, viền lá màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây có hoa nhỏ, nở thành từng cụm, mọc từ gốc lên. Quả lưỡi hổ có hình tròn.
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới từ vùng Nigeria. Lưỡi hổ có hơn 70 loài khác nhau như lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ mini, lưỡi hổ Thái,... Tại Việt Nam lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp phổ biến hơn.
Cây lưỡi hổ cùng họ với nha đam tuy nhiên nó là một loài cây có độc tính. Nếu ăn trực tiếp lưỡi hổ sẽ bị ngộ độc, nếu nuốt hoặc nhai phải lá lưỡi hổ sẽ bị buồn nôn và có thể gây kích ứng da. Do đó khi trồng lưỡi hổ cần phải chú ý cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Công dụng cây lưỡi hổ

Công dụng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ hiện nay được trồng rất nhiều bởi nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Gel của cây lưỡi hổ pha với nước nóng rồi lấy hơi nước đang bốc lên sẽ có các tinh chất chống viêm lên niêm mạc mũi, họng nó sẽ giúp ngăn được cơn hen suyễn và giúp hô hấp thuận lợi hơn.
- Giảm dị ứng da: Lá lưỡi hổ có tính sát khuẩn và kháng viêm do đó nó được dùng để điều trị một số chứng dị ứng ở da.
- Điều trị bệnh về đường tiêu hóa: Trong lá lưỡi hổ có aloin, aloe-emodin và barbaloin giúp cải thiện dạ dày, kích thích tiêu hóa tốt hơn. Lấy lá lưỡi hổ để làm nước ép có thể điều trị được chứng trào ngược axit, khó tiêu, đầy hơi hay nóng trong người.
- Thanh lọc không khí: Lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây có khả năng thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí bị nhiễm khuẩn gây ra. Theo các nghiên cứu cây lưỡi hổ có khả năng hấp thu hơn 107 loại độc tố như Formaldehyde, xylene, toluene, nito oxit,...
- Giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi: Dân văn phòng thường bị stress cho không gian kín, không thông khí. Cây lưỡi hổ sẽ giúp giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi, nó mang đến không gian văn phòng màu sắc tươi mới, không gian xanh giúp bạn cảm thấy thư thái, thoải mái hơn.
- Giúp ngủ ngon giấc hơn: Cây lưỡi hổ hấp thu khí CO2 và nhả ra khí O2 vào ban đêm, tạo ra bầu không khí trong lành giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
- Giảm hôi miệng: Gel cây lưỡi hổ có mùi thơm dễ chịu, có khả năng kháng khuẩn, nó có thể làm nước súc miệng giúp giảm sâu răng, hôi miệng và điều trị chảy máu chân răng.

Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ

Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ

Theo phong thủy, cây lưỡi hổ có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại bùa chú, những điều xui xẻo. Lá cây lưỡi hổ luôn mọc thẳng đứng, thể hiện sự quyết đoán, ý chí kiên cường, tiến lên phía trước của con người. Cây thể hiện sự uy quyền, danh gia vọng tộc, sự phú quý và may mắn.
Hoa lưỡi hổ có vẻ đẹp kiêu sa và trong phong thủy nó được cho là sẽ mang lại may mắn trong cuộc sống và mang đến tiền tài dồi dào cho gia chủ.
Cây lưỡi hổ tượng trưng cho sự thịnh vượng, sắc đẹp, sự thông minh, sức khỏe và sức mạnh. Cây thường được đặt trong văn phòng làm việc, phòng khách để giúp mang lại may mắn, tài lộc, tiền bạc cho gia chủ. Vị trí thích hợp đặt cây lưỡi hổ là ở hướng Đông và Đông Nam trong nhà.

Lưu ý khi trồng lưỡi hổ

Lưu ý khi trồng lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loài cây ưa nóng, chịu rét rất kém. Cây phát triển khỏe mạnh ở trong nhà hoặc ở nơi có bóng râm. Cây lưỡi hổ rất dễ trồng, cây có thể sống ở nơi có đất khô cằn hay đất pha cát, sỏi. Để cây phát triển tốt bạn trồng ở đất có độ kiềm cao.
Cây dễ bị ngập úng nên không cần tưới nước quá nhiều, hạn chế tưới nước và lưu ý đến độ thoát nước của đất.
Bạn quan tâm đến việc trồng cây lưỡi hổ có thể tham khảo bài viết: Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Trên đây chuyên mục Bài Viết - Giao Hoa Tận Nơi đã chia sẻ đến các bạn thông tin chi tiết về công dụng, ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ.

GIAO HOA TÂN NƠI  - Prestige and quality commission

Contact for more information and other similar products:

Hotline: 0938 780 001 - 0938 176 167

Website:https://giaohoatannoi247.com/

Facebook: https://www.facebook.com/giaohoatannoi/