Cách đào gốc mai chuẩn xác cần phải dựa theo nhiều yếu tố như thời điểm, hướng cây mọc cũng như những kỹ thuật cần thiết. Ngoài ra, bạn cùng cần biết cách xử lý những cây mai mới bứng để đảm bảo chúng vẫn sinh trưởng tốt sau khi đem vào chậu.
Mai là biểu tượng của ngày Tết ở Việt Nam, khi đến thời điểm này ai cũng muốn có được những chậu mai thật đẹp và ra nhiều hoa. Nếu bạn đang cần đào gốc mai để cho vào chậu mà chưa biết làm thế nào, hãy tham khảo ngay các bước được Giao Hoa Tận Nơi 247 - Hoa tươi Tân Bình, Shop hoa tươi Tân Bình chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Thời điểm nên bứng mai vàng
Theo những thợ trồng mai nhiều kinh nghiệm, tháng 10 là thời điểm tốt nhất để bứng mai vàng vì đây là mùa cây ngừng sinh trưởng.
Lúc này phần lớn lá đều đã già và cũng không mọc thêm rễ cám nên toàn bộ dinh dưỡng đều tập trung ở thân. Lý do thứ hai là vì thời điểm này đã hết mưa, khí hậu trở nên nóng ẩm tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất.
Nếu bạn đào gốc mai sau Tết thì phải chờ đến lúc bộ lá chuyển sang màu xanh đậm và dày hơn mới có thể thực hiện. Nếu bứng cây vào các tháng còn lại thì cần phải chú ý chế độ chăm sóc đặc biệt, chu đáo. Tuy nhiên những thời điểm đó vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Những bài viết có thể bạn quan tâm: Cách làm gốc mai mau to, Ý nghĩa hoa mai vàng, Cách chăm sóc hoa mai nở đúng dịp Tết.
Cách đào gốc mai vàng đúng kỹ thuật
Chú ý hướng cây mọc
Để không làm ảnh hưởng đến những đặc tính sinh học vốn có của cây, bạn cần phải bứng thuận theo hướng cây mọc. Nếu sai hương rất có thể cây sẽ bị khô héo và chết.
Cắt, tỉa cành lá
Sau khi xác định hướng mọc của cây mai thì bạn cần cắt bỏ lá và đọt non. Dọn bớt những chiếc lá, cành và nhánh thừa. Đây là bước quan trọng trong cách đào gốc mai, cụ thể nó mang lại những lợi ích sau:
- Giúp một phần nước trong thân không bị mất qua lá, đảm bảo sức khỏe cho cây.
- Giúp bạn không cần phải bứng bầu quá to mà vẫn đảm bảo cho sự sống của cây.
- Giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình bứng và ít tốn chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó còn hạn chế tối đa tình trạng bể bầu đất.
Sau khi cắt tỉa, bạn hãy nhớ dùng keo liền sẹo bôi vào những chỗ vừa cắt để tránh bị nhiễm khuẩn và mất nước. Nếu kỹ hơn, bạn có thể dùng dùng túi nilon sạch bao lại chỗ vừa cắt.
Đào, cắt rễ cây và làm bầu
Đến công đoạn này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kẻ một vòng tròn xung quanh gốc với đường kính phụ thuộc vào độ cao và dáng cây. Nếu cây cao 1m – 2m thì đường kính sẽ gấp 4 lần đường kính thân cây tính từ cổ rễ.
Bước 2: Kẻ vòng tròn thứ 2 cách vòng tròn đầu 4cm - 6cm theo hướng ra ngoài. Khoảng giữa hai vòng tròn là khu vực có thể đào để bứng cây.
Bước 3: Chọn những dụng cụ đào thật bén và đã qua khử trùng. Trong trường hợp gặp các rễ to, hãy phủi bỏ phần đất xung quanh rễ rồi cắt một đường thật ngọt, sau đó bôi keo giúp khô sẹo.
Nếu gặp rễ to chia ra làm 2 hay nhiều rễ nhỏ thì bạn cần cắt ra ngoài một chút để lấy luôn nơi ngã rẽ. Cách đào gốc mai này sẽ giúp vết cắt sẽ nhỏ hơn và dễ ra rễ cám.
Lưu ý: Cần xác định bộ rễ cái sâu đến đâu để đào xéo phần đất dưới bầu vào từ từ. Bạn chỉ đào cho đến khi còn khoảng 1cm nữa là giáp mí bên kia thì ngưng để không cây mai bị ngã.
Bước 4: Sau khi các vết sẹo đã khô lại nhờ thoa keo, tiến hành bó bầu đất bằng loại bao tải nông nghiệp và dây cao su. Hãy quấn dây chặt nhất có thể để bầu đất không bị vỡ lúc di chuyển.
Tuy nhiên nếu bầu đất quá lớn thì cũng rất dễ vỡ. Với những cây lớn thì bầu đất xung quanh rễ chỉ nên có bán kính ít nhất là 40 - 50cm.
Bước 5: Sau khi bó bầu, chở cây về thì xử lý ngay bằng thuốc kích thích ra rễ như N3M, Bio Root… Phun định kỳ 7 - 10 ngày/ lần.
Với cách đào gốc mai trên, những cây lớn thường sẽ có khá nhiều vết thương từ rễ to. Do đó bạn nên giữ nguyên bầu ít nhất 1 - 2 tháng rồi mới bầu và trồng vào chậu để các vết cắt trên rễ lành hẳn.
Cách chăm sóc mai mới bứng vào chậu
Thuốc kích rễ
Sau khi trồng cây mai vào chậu, bạn nên dùng 2g thuốc kích rễ + 2ml Vitamin B1 pha với 1 lít nước sạch rồi phun đều và tưới vào gốc cây. Bạn có thể vừa tưới vừa nén nhẹ để gốc cây không bị lung lay. Hãy tưới kích rễ theo định kỳ 7 ngày 1 lần.Nước tưới
Tần suất tưới phù hợp là 2 đến 3 ngày một lần. Nên dùng nước sạch là tốt nhất, hoặc bạn cũng có thể dùng thay bằng mưa, nước ao, hồ trong sạch… Với nước máy, bạn phải xả ra trước ít nhất 3 ngày để chất Clo bay hết.Điều kiện thời tiết
Sau khi thực hiện cách đào gốc mai bên trên và cho cây vào chậu, bạn nên đặt ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Điều này giúp cây không bị mất nước, khô đầu các cành mới cắt và đặc biệt là nóng bộ rễ dẫn đến khô héo không ra rễ con. Ngoài ra, bạn cũng nên đóng trụ giữ cây cố định đề phòng những khi thời tiết xấu.
Phân bón
Bạn không nên dùng phân bón trong khoảng một tháng đầu sau khi trồng mai vào chậu. Trong khoảng thời gian này, cây mới bứng nên còn bị tổn thương, dễ bị xót rễ khi bón phân.
Hy vọng những hướng dẫn cách đào gốc mai của Giao Hoa Tận Nơi 247 đã giúp các bạn nắm rõ cách thực hiện. Hãy nhớ tỉ mỉ trong mọi khâu để có được chậu cây ứng ý nhất nhé!
Website Giaohoatannoi247.com là nơi cung cấp những mẫu hoa làm quà tặng cho nhiều mục đích khác nhau như sinh nhật, lễ cưới, kỷ niệm,... Hãy liên hệ với chúng tôi theo những thông tin dưới đây nếu bạn có nhu cầu đặt hoa và giao hoa đến tận nơi nhé!
Thông tin liên hệ
- Điện thoại: 0901 854 850
- Email: giaohoatannoi247@gmail.com
- Website: https://giaohoatannoi247.com
- Facebook: https://www.facebook.com/giaohoatannoi
Tác giả: Hoài Thương
GIAO HOA TÂN NƠI - Cam kết uy tín & chất lượng
Liên hệ để được tư vấn chi tiết và các sản phẩm tương tự khác:
Hotline: 0901 854 850 - 0901 854 850
Website:https://giaohoatannoi247.com/
Facebook: https://www.facebook.com/giaohoatannoi/