Với những ai sinh sống tại trung tâm của các thành phố lớn thì kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu là điều thực sự cần thiết. Phương pháp này vừa không cần phải tốn nhiều diện tích đất vừa giúp không gian sống của bạn có thêm sinh khí và mát mẻ hơn.
Vậy sau khi đã có giống hoặc cây con thì nên trồng cây vào chậu thế nào đúng kỹ thuật, có những yếu tố nào cần quan tâm và nên chăm sóc ra sao. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây của Giao Hoa Tận Nơi 247 - Dịch vụ điện hoa TPHCM, Điện hoa Sài Gòn, Đặt hoa TPHCM
Kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu với 5 bước
Dù bạn muốn trồng hoa hay cây kiểng hay rau củ quả vào chậu thì đều phải qua những kỹ thuật trồng giống nhau. Thông thường, bạn chỉ cần đảm bảo thực hiện đủ 5 bước là đã có được một chậu cây chất lượng.
Bước 1: Chọn chậu phù hợp
Vì đất trồng khi cho vào chậu sẽ hoàn toàn kín khiến cây không thể thoát nước, do đó chậu trồng cần phải có lỗ để đảm bảo rễ cây không bị thối do nước dư thừa. Nếu bạn muốn đặt chậu cây trong nhà thì còn phải trang bị thêm đế lót để nước không chảy làm ướt sàn nhà.
Bên cạnh đó, chất liệu chậu cũng là yếu tố mà bạn nên chọn kỹ càng vì mỗi loại sẽ có đặc tính và chất lượng khác nhau. Đơn cử như chậu đất nung giúp hơi nước thoát qua cả ở thành chậu nên có độ thông thoáng cao. Tuy được đánh giá cao về mặt chất lượng nhưng nó vẫn có nhược điểm là nặng và dễ bị ố.
Chậu nhựa có lẽ là lựa chọn phổ biến nhất với ưu điểm nhẹ và dễ đục thêm lỗ thoát nước trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra bạn cũng có thể đến các cửa hàng và tham khảo một số kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu composite, chậu gỗ, chậu gốm,…
Những kiến thức về cây cảnh khác có thể bạn quan tâm: Top các cây cảnh phong thủy mang đến bình an và tài lộc, Cách trồng nha đam nhanh to và tươi tốt, Top các hoa màu vàng trồng ven đường rực rỡ nhất.
Bước 2: Nâng chậu để cải thiện hệ thống thoát nước
Trên thực tế, chỉ với một lỗ thoát nước trên chậu là chưa đủ để đảm bảo độ thông thoáng cho rễ cây. Thậm chí, bạn còn phải tính trước việc những giá thể trong đất dần mục nát theo thời gian, chúng sẽ rã ra và chèn kín lỗ thoát nước.
Do đó bạn cần nâng cấp hệ thống thoát nước của chậu cây bằng cách lót thêm một lớp viên đất nung (sỏi nhẹ) hoặc đá pumice size lớn dưới đáy chậu. Chức năng chính của lớp lót này là tạo thêm một không gian thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho rễ phát triển.
Bước 3: Chọn loại giá thể phù hợp
Chọn giá thể là bước khá quan trọng đối với kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu mà nhưng lại thường bị bỏ qua hoặc thực hiện sơ sài. Do đó, nhiều bạn thường thất bại sau hai đến ba tháng, sau khi trồng cây gặp tình trạng úng hoặc héo mà không rõ lý do.
Nguyên nhân không gì khác ngoài việc người trồng chưa quan tâm đến giá thể . Dưới đây là tác hại của việc chọn sai giá thể:
- Giá thể kém chất lượng thì dù có giảm tần số tưới nước thì cây vẫn sẽ bị úng.
- Giá thể thiếu nền hữu cơ, quá chua hoặc quá kiềm thì dù có bón phân gì cây cũng khó hấp thụ được.
- Giá thể không sạch, chứa mầm bệnh thì dù cây khỏe cỡ nào thì trồng được vài tháng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì thế, nếu bạn đã muốn trồng loại cây nào thì nên dành thời gian để nghiên cứu về các đặc tính của loại cây đó cũng như chọn loại giá thể phù hợp. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong công đoạn này thì có thể chọn mua các loại giá thể trộn sẵn từ thương hiệu uy tín.
Các bạn có thể tham khảo một số cách chọn giá thể với kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu dưới đây:
- Trồng rau, củ với giá thể Namix
- Trồng hoa hồng, các loại hoa kiểng với đất trồng hoa Tropical Premium
- Trồng cây cảnh, cây kiểng lá với giá thể trồng kiểng lá Tropical Premium
Bước 4: Trồng cây
Sau khi đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các kỹ thuật trồng cây cảnh trên thì bạn hãy tiến hành gieo hạt hay trồng cây vào chậu rồi lấp đất lại. Đối với các bạn trồng hạt thì nên đặt chậu ở những nơi thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để đảm bảo độ ẩm cũng như đẩy nhanh tốc độ nảy mầm.
Lưu ý: Chỉ nên lắp đất cách miệng chậu từ 1-2 cm để việc tưới nước hoặc bón phân sau này dễ dàng hơn.
Bước 5: Bổ sung dinh dưỡng định kỳ
Nếu bạn sử dụng đất trộn sẵn thì cây sẽ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà không cần bón thêm gì trong giai đoạn từ 3-4 tháng đầu. Sau khoảng thời gian đó, cây cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn nên bạn có thể bón thêm một số loại phân như:
- Phân bón dạng mùn: Đây được xem là loại phân truyền thống và được sử dụng phổ biến nhất. Đó có thể là các loại phân chuồng như phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế,.. Tuy nhiên, nếu bạn ngại mùi thì có thể chọn một số loại không mùi chất lượng cao như phân bò hữu cơ vi sinh Tropical hoặc phân trùn quế Sfarm.
- Phân bón dạng lỏng: Loại phân này đáp ứng được tính tiện dụng cho người trồng, cung cấp cho cây chất dinh dưỡng được hòa tan và có thể được hấp thụ nhanh nhất.
- Phân bón dạng viên tan chậm: Đây thường là các loại phân bón NPK. Ưu điểm của nó là dễ sử dụng nhưng cung cấp không nhiều dưỡng chất cho cây. Thậm chí, bạn cần phải kiểm soát liều lượng vì nếu bón quá nhiều thì có thể gây cháy cây.
Bài viết trên đây của Giao Hoa Tận Nơi 247 đã hướng dẫn các bạn các bước trong kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu và một số lưu ý đi kèm. Sau khi trồng thì các bạn cần chăm sóc và kiểm tra tình trạng của cây con thường xuyên để phát hiện những vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.
Bên cạnh chia sẻ kiến thức, website Giaohoatannoi247.com còn là nơi cung cấp các mẫu hoa làm quà tặng xinh xắn dành cho những người thân thương của bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu các bạn cần đặt hàng hoặc muốn tự thiết kế một bó hoa ý nghĩa nhất!
Thông tin liên hệ
- Điện thoại: 0901 854 850 (Zalo / Viber)
- Email: giaohoatannoi247@gmail.com
- Website: https://giaohoatannoi247.com
- Facebook: https://www.facebook.com/giaohoatannoi
Tác giả: Hoài Thương
GIAO HOA TÂN NƠI - Cam kết uy tín & chất lượng
Liên hệ để được tư vấn chi tiết và các sản phẩm tương tự khác:
Hotline: 0938 780 001 - 0938 780 001
Website:https://giaohoatannoi247.com/
Facebook: https://www.facebook.com/giaohoatannoi/